Ngày 24-4, toa án Đà Nẵng xử vụ “sách giáo khoa giả” mà tòa nhận định là “nguy hiểm”. Có 13 bị cáo hầu hết là chủ các nhà in, công ty quảng cáo đứng đầu là ông Nguyễn Trung Luật (giám đốc Công ty TNHH in bao bì Huy Trường Phát). Trước năm 2021, Huy Trường Phát thường được hợp đồng in sách giáo khoa, lịch…của các nhà xuất bản Giáo Dục, nxb Đại học Sư Phạm. Do không có hợp đồng mới, làm ăn thua lỗ, lại có kinh nghiệm in sách giáo khoa trước đây, có sẵn đồ nghề in ấn, ông Luật liên kết với một số công ty khác in sách giáo khoa giả. Cáo trạng cho biết, từ tháng 1-2024 đến 15-6-2024, Luật và các cộng sự đã sản xuất được 1.648.737 cuốn sách giáo khoa giả có tổng giá trị theo giá in trên bìa là hơn 51,1 tỉ đồng và 347.220 bản in bán thành phẩm, chưa đóng bìa các loại sách của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm TP.HCM. Thực chất Luật và các cộng sự chỉ copy những sách giáo khoa đang bán chạy của hai nhà xuất bản trên. Các cuốn sách nầy thực chất không gây hại cho học sinh mà chỉ là một cách “ăn cắp bản quyền” của các nhà xuất bản. Sách của Luật bán rất chạy vì giá rẻ và chiết khấu cho bên bán thường trên 60% giá bìa!
Trước đó, vào tháng 7-2024 nhà chức trách tỉnh Hậu Giang đã bắt một vụ in sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 tại một tiệm sách. Gần 80 ngàn cuốn sách giáo khoa bị tịch thu trong vụ nầy, người ta phải kiểm tra 2 ngày đêm mới xong. Tất cả sách nầy đều copy lại nội dung của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.