LÝ THÀNH PHƯƠNG
Vào thế kỷ thứ 15, khi Kha Luân Bố tìm ra châu Mỹ, thì ở đó chỉ có những người thổ dân da đỏ trú ngụ. Không lâu sau thì người Anh đã theo chân của những nhà thám hiểm đường biển đến chiếm khu vực Bắc Mỹ (mà ngày nay là nước Mỹ) làm thuộc địa. Ban đầu chính quyền Anh chỉ đưa những người phạm tội đến để khai phá đất đai và hầm mỏ và đem tất cả những gì họ kiếm được về mẫu quốc Anh.
Rồi sau đó có những người giang hồ mã thượng, không những từ nước Anh, mà còn nhiều nước khác trên thế giới cũng đến thử thời vận trên vùng đất mới này. Họ sống thành một cộng đồng với người thổ dân bản xứ.
Đối với chính quyền Anh, thì châu Mỹ là một thuộc địa. Và chính sách của thực dân đối với thuộc địa là bóc lột và đàn áp dân bản xứ, không kể đến màu da và gốc gác. Còn đối với những người di dân sinh sống ở đây thì thế hệ đầu tiên, họ coi mình
như người Anh, đến thế hệ kế thì là nửa Anh nửa bản xứ, từ thế hệ thứ ba trở đi thì những người sinh trưởng ở Mỹ đều tự xem họ là người Mỹ, dù rằng ai cũng hiểu là mình đa số có gốc gác người Anh. Với tri giác như vậy, những người Mỹ gốc Anh này
không chấp nhận một chính sách bóc lột và đàn áp theo kiểu thực dân. Năm 1776, những người Mỹ này đã đứng lên chống lại chính quyền Anh để giành quyền tự chủ cái mảnh đất nơi sinh ra của họ. Dù lực lượng và trang bị yếu hơn, nhưng với ý chí mãnh liệt và lòng yêu quê hương, cuối cùng họ đã đánh bại được thực dân Anh và giành được độc lập. Nước Mỹ đã được khai sinh.
Mark Twain, một người Mỹ gốc Anh đã viết trong đêm dữ dội nhất của cuộc chiến:
And the rocket’s red glare
The bombs bursting in air
Gave proof through the night
That our flag was still there
Oh, say does that star spangled banner yet wave
For the land of the free, and the home of the brave
Tạm dịch là:
Và những cây đại bác vẫn còn bắn
Và tiếng bom vẫn còn nổ
Cho thấy rằng hết đêm nay
Ngọn cờ của ta vẫn còn phất phới bay
Chiến thắng này là để
Giành lấy mảnh đất cho những người tự do,
Và để xây dựng mái nhà cho những con người can đảm
Nước Việt Nam ngày xưa bắt đầu từ các bộ lạc của người Giao Chỉ bản xứ sống ở đồng bằng bắc bộ, với ngón chân cái và trỏ chĩa vào nhau. Rồi tổ tiên của các vua Hùng từ phương bắc văn minh hơn đã đến khai hóa lập ra nước Văn Lang. Rồi An Dương Vương
– Thục Phán từ nước Thục, đến Quảng Tây
– Âu Việt, đánh bại vua Hùng lập ra nước Âu Lạc. Rồi Triệu Đà cũng là người phương bắc chiếm vùng Quảng Đông – Nam Việt, sau đó đã thôn tính luôn đất Âu Lạc. Rồi là thời kỳ bắc thuộc kéo dài cả ngàn năm.
Trong một ngàn năm dài đăng đẵng này, ở phương bắc luôn là một vùng chiến loạn, đã có biết bao người từ phương bắc đã di dân xuống vùng đất phía nam, mà họ gọi là vùng “An Nam” này (An Nam: vùng đất thanh bình ở phía nam).
Nếu giả sử cứ trung bình mỗi năm có một ngàn người di dân từ phương bắc xuống, thì qua một ngàn năm đã có một triệu người đã di dân đến Âu Lạc. Trong khi đó, dân số Âu Lạc thời tự chủ còn chưa quá một triệu người, không lẽ nước Âu Lạc là đất nước của những người di dân từ phương bắc xuống hay sao?
Chắc phải là như vậy. Những người di dân Hoa Hạ này đã sống và dung hợp với người Giao Chỉ bản địa. Ngày nay còn có mấy ai có ngón chân “giao chỉ” nữa. Trải qua biết bao thế hệ, không còn ai để ý đến nguồn gốc Hoa Hạ của mình. Trong suốt thời kỳ bắc thuộc, cũng giống như người Mỹ, bao nhiêu cuộc khởi nghĩa giành độc lập đã diễn ra. Nhìn đi nhìn lại, Phùng Hưng rồi Lý Bí, gia phả đều có nguồn gốc Hoa phương bắc. Rồi trong 12 sứ quân, đã có phân nửa là dòng dõi người Hoa. Thậm chí sau này, nhà Trần, nhà Hồ đều có nguồn gốc phương bắc. Những người khác, dù lịch sử không xác định được nguồn gốc tổ tiên, nhưng cũng có thể là con cháu của những người Hoa Hạ.
Cho dù là Việt gốc Giao Chỉ, hay là Việt gốc Hoa Hạ, nếu đã sinh ra từ mảnh đất Văn Lang này thì ai cũng có một lòng yêu
nước giống nhau. Ai cũng coi mình là dân Việt và cũng sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ cái nơi mà tổ tiên gọi một cách thiêng liêng là nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.
(Viết nhân ngày lễ Độc Lập July 4th của nước Mỹ – quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn)