Theo báo Tiền Phong ngày 13-9, nước sông ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Thanh Hóa đang dâng cao, tình trạng ngập lụt có thể kéo dài nhiều ngày tới. Cho đến 1 giờ sáng ngày 13-9, mực nước sông Cầu tại Bắc Ninh là 7,79m, sông Hoàng Long tại Ninh Bình là 4,88m, sông Thương tại Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) là 7,06m, sông Lục Nam tại Lục Nam (Bắc Giang) là 6,32m, sông Thái Bình tại Hải Dương, lũ cũng đang xuống chậm. Lúc 1 giờ sáng nay, lũ trên sông Thái Bình tại điểm đo Phả Lại là 6,17m, trên sông Hồng tại Hà Nội đã giảm trong đêm qua nhưng vẫn còn cao và nhiều vùng bị ngập, ở Thanh Hóa nước sông Bưởi cũng dâng cao. Tất cả các con sông nầy nước vẫn ở mức cao trên mức báo động cấp 3. Dự báo ngày hôm nay, dòng nước chững lại song vẫn duy trì trên báo động 3. Hiện tại, nhà cầm quyền đang di tản hơn 1000 người ở xã Mỹ Đức (Hà Nội), 3000 người ở Thanh Hóa để tránh nạn lụt. Các cơ quan chức năng đã báo động tình trạng bể đê và ngập lụt kéo dài nhiều ngày tới ở các tỉnh nầy. Cho tới nay, sau trận bão Yagi, mưa và lũ ở thượng nguồn các con sông, đất chùi…đã làm 1t nhất 327 người chết cùng rất nhiều xe cộ, nhà cửa, ruộng lúa, hoa màu…bị thiệt hại chưa tính được hết.
Tất cả tình trạng trên được nhà cầm quyền “đổ thừa” cho bão lũ là nguyên nhân chính. Song trong thực tế, số người chết và thiệt hại về tài sản có thể cao hơn và nguyên nhân thấy rõ, ngòai mưa bão, còn có nạn tàn phá rừng, nạn hút cát trên các sông và phía Trung Quốc xả nước ở các hồ thủy điện. Tình trạng nầy nếu không được điều chĩnh thì sẽ tiếp tục diễn ra trong các năm tới. Hiện nay, hầu như rừng tự nhiên ở các tỉnh miền núi không còn nữa. Các khu rừng nầy đã bị phá trụi từ thập niên 1990 và tiếp tục bị phá vào đầu thế kỷ 20. Nhìn từ trên cao, chúng ta sẽ thấy vùng cao của Bắc Việt không có rừng và đó cũng là nguyên nhân khiến đất chùi/trượt khi có mưa lớn làm rất nhiều người chết, mất nhà cửa!
Xã Gia Lâm, Hà Nội bị nước bao vây. (hình: TPO)