Sau 4 ngày xét xử (14-7) phiên tòa xử 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, lời khai của các bị cáo từ cựu cán bộ đến cựu lãnh đạo đã thể hiện phần nào về vụ án đưa và nhận hối lộ.
Qua 4 ngày xét xử, các bị cáo đã khai tại phiên tòa về bối cảnh xảy ra vụ án. Lời khai cũng làm rõ hàng trăm tỉ đồng đã được mang đi “bôi trơn”, lót tay để được cấp phép cho các chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.
Đồng thời, hàng triệu đô la cũng được khai mang đi “chạy án”
Ông Tô Anh Dũng, thứ trưởng Bộ ngọai giao đã nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng nói “Không nhận thức được nhận tiền là vi phạm pháp luật”.
Ông Vũ Hồng Nam, đại sứ tại Nhật Bản “Kh mở quà ra biết là tiền bị cáo hơi choáng. Bị cáo liên hệ trả lại nhưng bị từ chối. Bị cáo sai lầm khi không kiên quyết trả lại tiền”
Trần Văn Tân, phó chủ tịch UBND Đà Nẵng, nhận hối lộ 5 tỉ đồng “Bị cáo nhận thức đây là tiền doanh nghiệp không phải tiền ngân sách nên mới nhận”
Phạm Trung Kiên, trợ lý thứ trưởng Bộ Y tế, nhận hối lộ 42 tỉ đồng “Bị cáo nhận tổng cộng 42 tỉ đồn, cho người thân vay và đầu tư đất đai ở Ba Vì, Mũi Né, Hoài Đức”. “Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại cho một số người 12 tỉ, bị cáo dùng 2 tỉ cho mục đích cá nhân, cho một người chú ở Thái Bình vay 10 tỉ. Bị cáo nhận được tiền đem về nhà, vợ chỉ bết cầm cất đi chớ không biết tiền gì”.
Chữ Xuân Dũng, phó chủ tịch Hà Nội “Ngọc Anh đến gặp bị cáo trao đổi để xin cho doanh nghiệp được đưa công dân về Hà Nội cách ly. Bị cáo nhận từ chị 4 lần số tiền 54.000 USD”.
Nguyễn Anh Tuấn, thiếu tướng, phó giám đốc công an Hà Nội nhận chạy án trên 2 triệu đô la “Tôi xuất phát từ thương người nên mới môi giới cho hành vi hối lộ”.
Nguyễn Quang Linh, trợ lý phó thủ tướng “Hỗ trợ các doanh nghiệp được cấp phép một số chuyến bay thì đã được nhận 180.000 USD, chia làm bốn lần và 100 triệu đồng”
Vũ Minh Thắng, giám đốc công ty Thuận An “Bị làm khó 8 lần, chi 600 triệu đồng mới được cấp phép bay”
Đào Minh Dương, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vijasun “Giai đoạn ấy, Cục lãnh sự không phải bảo hộ công dân mà là hành dân”. “cứ 8g30, tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là anh Kiên gọi điện. Đang dịch Covid 19, cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng anh Kiên gọi liên tục. Nhân viên báo lại anh Kiêm muốn gặp và anh Kiên lại đòi tiền. Anh ta gởi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói thứ trưởng đã ký rồi, anh chuyển tiền thì mới có dấu”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, khai “khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu, cán bộ tại Cục Xuất Nhập cảnh và Bộ Y tế có đòi hỏi phải chi tiền”. “Trước đó, doanh nghiệp của bị cáo cũng xin cấp phép song không được nhiều hoặc sát giờ bay mới được cấp phép. Bị cáo thấy nếu không đưa tiền sẽ không được cấp phép nhiều như thế”. Bà xác nhận đã hối lộ như cáo buộc của cơ quan tố tụng tổng 63 lần, số tiền hơn 38,5 tỉ đồng. Trong đó bà đã hối lộ ông Tô Anh Dũng (thứ trưởng Bộ Ngoại giao) 5 tỉ đồng, đưa cho ông Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ) 3,2 tỉ đồng, hối lộ bà Nguyễn Thị Hương Lan – cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 5,9 tỉ đồng…
Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù về nước. Sau đó, Đại sứ quán thống nhất thu của mỗi người mãn hạn tù về nước trên “chuyến bay giải cứu” 20,3 triệu đồng, ai không có hộ chiếu phải nộp 25 triệu. Với những người ở đảo xa, cần mua vé máy bay về thủ đô Kuala Lumpur sẽ phải nộp 30 – 35 triệu đồng.
Những lời khai của các bị cáo tiếp tục gây xôn xao dư luận về sự trắng trợn của hành vi nhận, đưa hối lộ cũng như mức độ nhẫn tâm.