Hận cha nhưng thương hai đứa em, tôi phải làm sao?

by Tim Bui
Hận cha nhưng thương hai đứa em, tôi phải làm sao?

MẮT NÂU

Hỏi: Tôi 48 tuổi, chưa lập gia đình. Hiện sống với mẹ và hai em gái cùng mẹ khác cha (tức chồng sau của mẹ tôi, đã qua đời). Sau nhiều năm bị mẹ che dấu, vô tình tôi biết được cha tôi đã bỏ mẹ tôi mấy mươi năm về trước, khi tôi trong bụng mẹ, vì nghe lời ông nội tôi, cưới  vợ nhà giàu.

Thì ra cha tôi chưa chết như mẹ vẫn nói, ông đang sống với người vợ giàu cùng  6 người con khác mẹ với tôi. Thật ngang trái, đứa em gái út cùng mẹ khác cha của tôi, và cậu trai út cùng cha khác mẹ nhà bên kia lại yêu nhau.


Khi biết chuyện, mẹ tôi phản đối. Tôi nghĩ, bà mẹ bên kia chắc cũng phản đối, khi biết được cha tôi trước khi cưới bà, đã có con riêng là tôi. Tôi hận người cha, nhưng thương mối tình của hai đứa em, mà mẹ tôi phản đối, bây giờ tôi phải làm gì? (
Trung).

Đáp: Cũng khó nói, khi sự việc không trong nằm phạm vi chủ động và quyết định của mình.

      Cài khó nhất ở đời vẫn là can dự vào  chuyện  tình cảm – dù tình đó ngang trái hay không ngang trái –  Bởi các sự tình luôn  diễn ra  tròng chéo  và rắc rối, dẫn đến không thể giải thích theo bất cứ một nguyên tắc hay một công thức nào trong cuộc đời  toàn những éo le, trăn trở muộn phiền này. 

      Chuyện tình cảm thường bắt nguồn từ cảm giác không biết  trước – Nhưng cũng thường  được khởi đi từ : tính toán, suy nghĩ,  suy diễn, nhất là suy luận theo thị hiếu, hoặc theo  thị phi của xã hội, mà đôi khi vì hoàn cảnh, vì tuổi tác, vì danh phận, vì sĩ diện, vì tự ái, mà hóa thành thế này thế nọ … thậm chí bao gồm những giây mơ rễ má  lằng nhằng  trong liên quan huyết thống không ai muốn nhắc đến.

       Mà trong đó,  cá tính  và bản ngã,  là yếu tố  gây nhiều oan trái nhất

       Tục ngữ  có câu   khẳng định sự liên quan huyết thống trong lĩnh vực tang  chế như :

     “Chồng cô – Vợ cậu – Chồng dì – trong 3 người ấy chết thì không tang“, 

 để khẳng định vị thế, quan hệ bà con, họ hàng, huyết thống và họ tộc (last name). 

       Thật ra,  để tang nhau không nhất thiết  là  thắt  một vành khăn trắng (đó chỉ là hình thức,  nằm trong phong tục và là tập quán con người trong xã hội đặt ra). 

      Nhiều trường hợp để tang trong lòng – tưởng nhớ nhau, cũng  là  để tang vậy. 

       Xã hội  Việt Nam với quan niệm ảnh hưởng Tàu, xem trọng dòng họ nội:  Trừ anh em ruột,  bà con gần nhất được coi như ruột thịt, là con chú con bác  (cùng last name). 

      Người Tàu  xem nhẹ dòng họ ngoại  (nữ sanh ngoại tộc): chị em bạn dì (tức con của  chị gái và con của em gái), có thể lấy nhau, vì khác họ (không cùng last name)

       Trường hợp câu hỏi đặt ra ở đây: Người em gái  út cùng mẹ này, và người em trai út cùng cha phía kia, không cùng huyết thống  – Vì  cha và  mẹ của họ, hoàn toàn không mắc míu dính dáng gì nhau. 

     Chỉ  có đương sự (Mr.Trung), là mắc mớ cả hai bên (một bên là anh em cùng cha, một bên là anh em cùng mẹ). 

     Hệ thống gia đình như trong trường hợp này, bàn đến chuyện hôn nhân cho 2 người trẻ , có một vài tế nhị  khó khăn như :

    Thứ nhất, liệu hai bà mẹ có thể vượt qua  mối hận lòng xảy ra trong  quá khứ  không?

    Thứ hai, bản thân đương sự có tha thứ cho người cha đã lìa bỏ mình, thậm chí  không biết có mình từ lúc còn trong bụng mẹ không?

      Cho dù hận hay không hận, tha thứ hay không tha thứ,  vẫn không  dùng LÝ luận  hay  bất cứ LÝ  lẽ  nào để ngăn cấm  chuyện tình  của 2 đứa em ruột  không cùng huyết thống ấy, một khi cả hai quyết  yêu nhau  trong bối cảnh  bất cần phản đối của dư luận và gia đình. Vì bản chất của tình yêu là mê mờ và trong sáng. 

      Về mặt huyết thống, họ hoàn toàn không vi phạm luân thường đạo LÝ.  

      Nhưng vấn đề  cần giải quyết  là tâm Ý của đôi bên, không hề dễ dàng, vì quá khứ vốn là  một  dấu vết  không thể  bôi xóa hay quay ngược thời gian để thay đổi được. Và tì vết đó  luôn ngự trị  trong tâm một cách bướng bỉnh cứng đầu khó bảo,

      Người  đầu tiên  làm trung gian  cho việc này,  là đương sự.   Khi hai đứa em tuyên bố sẵn sàng vượt  ngăn cấm của 2 bà mẹ để đến với nhau. 

       Nếu  thông cảm và thương cho tình cảnh hai em, hay vì không muốn tái diễn bi kịch của đời trước. Trước hết, mối hận trong lòng đương sự  phải được gột rửa, hoặc nguôi ngoai từ trong tư tưởng – Đây  là một  đấu tranh  bản thân không nhỏ và không dễ. 

     Sau nữa,  mối hận nơi người mẹ ruột của mình, khi phải chấp nhận ngồi xui với người đàn bà đến  sau,  nhưng lại là vợ chính thức của cha mình. Và hẳn nhiên, bà mẹ phía bên kia cũng không dễ chịu khi con  gái của bà nọ trở thành con dâu của mình

     Lắng nghe tiếng nói  đôi  ba bên, thăm dò tình cảm  người cha đối với mẹ của mình và với mình nay ra sao.  Nói chuyện và phân tích  tình trạng  của vấn đề sao cho 2 người em hiểu rõ sự tình

      Ngần ấy sự việc giải quyết trong bình tĩnh, công tâm và khôn khéo, cộng với vị tha… hoàn toàn trông chờ nơi thái độ bao dung  của nhiều người:  Hai bà mẹ, hai người trẻ yêu nhau trong ngang trái và  sự bao dung, vị tha của chính mình.

     Cuối cùng , quan trọng nhất vẫn là định mệnh  – Nếu Trời cho đúng duyên số thì thuận chèo mát mái. Bằng không, bi kịch éo le lại oằn oèo tái diễn

      Khi  yêu nhau thì chín bỏ làm mười.  Khi sống chung, lúc xung khắc, hai bên mới vạch lá tìm sâu, tự ái  dồn cục và  bên nào cũng bênh mẹ ruột của mình. 

      Tự ái bị tổn thương, thường được khơi mào từ  quá khứ, nó lãng nhách không ra làm sao cả. Con xót thương mẹ, anh thương em gái cũng gian nan, cái nào cũng khổ.      

       Nhưng biết làm sao ? Mang trách nhiệm vào mình.  Thủ vai “quyền huynh thế phụ.” Là cột trụ gia đình, thì phải chịu áp lực  từ  những chuyện từ khi mình chưa chào đời .

       Nó lửng lơ như treo một  quả cân ân oán vô duyên lãng nhách, chẳng công bằng.

      Không quan tâm thì  bị  đời phê phán, họ là những kẻ thích bình phẩm một cách vô trách nhiệm, đôi khi vô-ý-thức.. hầu hết chỉ cốt chứng tỏ  bản thân  họ tốt đẹp hơn người. 

         Ôi chao mộng ảo sự-đời  
         Éo le cũng tại lòng người mà ra 
         Ngồi buồn nghĩ chuyện cao xa 
         Dòng đời xuôi ngược biết là về đâu
        Khổ thay những mối duyên đầu        
Để lại di chứng .. đời sau rối nùi

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights