Lê Công Trứ
Năm 2022, nền kinh tế thế giới đang gồng mình hứng chịu các tác động của dịch bệnh Covid-19, chiến tranh (Nga xâm lược Ukraine), các xung đột chủ quyền trên biển và đảo (eo biển Đài Loan và biển Đông), chính sách zero-Covid (Trung Quốc), lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây với Nga, lạm phát toàn cầu, sự gia tăng lãi suất 75 điểm trong 4 lần tiên tiếp của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) đã ành hưởng đến tỉ lệ ngoại hối và lãi suất của nhiều quốc gia khác, cùng nhiều yếu tố khác v.v …
Trên bình diện tổng quát, nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ ở trong giai đoạn rất nghiệt ngã (grim), đình trệ (stagnation); Và sự quản lý yếu kém của một số quốc gia (nếu có) có thể làm tăng thêm nhiều rủi ro về địa chính trị (exacerbate geopolitical risks).
Các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ. Nếu không có giải pháp nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, nền kinh tế thế giới sẽ đi đến suy thoái (recession) trong cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 và dẫn đến giai đoạn kiệt quệ (exhausted) trong giữa/ cuối năm 2024.
Trong Báo Cáo của Quỉ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) vào tuần đầu tháng 11 năm 2022 đã nhận xét: nền kinh tế thế giới vẫn đang mong manh và thị trường tài chính đang có dấu hiệu căng thẳng (signs of stress).
Trong hoàn cảnh mà nền kinh tế toàn cầu đang diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực, việc xác định mục tiêu và định hướng lại cho doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết. Mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp phải phù hợp với thói quen mới của người tiêu dùng trong hoàn cảnh mà tình trạng cạnh tranh khốc liệt hơn, giá trị của đồng tiền không còn ở mức độ cao như trước kia.
Nguồn vốn để duy trì hoạt động, đầu tư và phát triển cũng là một yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường tài chính quá mong manh. Lãi suất tăng, tỉ giá ngoại hối cao, khoản tín dụng vay ngân hàng bị hạn chế, vốn đầu tư bị tắc, tốc độ lưu thông của đồng tiền chậm lại … Trong hoàn cảnh mà có rất nhiều yếu tố gây khó khăn về nguồn vốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch chi tiêu, sử dụng và huy động nguồn vốn một cách linh hoạt, xuyên suốt để thực hiện mục tiêu và đường hướng của doanh nghiệp.
Phương pháp tiếp cận thị trường có rất nhiều thay đổi, khác xa với phương pháp tiếp cận truyền thống mà các doanh nghiệp từng áp dụng. Việc áp dụng công nghệ, sử dụng dữ liệu thống kê, nghiên cứu thói quen và tập quán tiêu dùng, nắm bắt xu hướng của thị trường … sẽ là những đòi hỏi rất nghiêm túc và chính xác mà đội ngũ quản lý doanh nghiệp phải bắt kịp đúng nhịp,
Việc đánh giá chính xác hiệu quả quản lý, kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp trong năm 2023 và những năm tiếp theo đòi hỏi phải khắc khe, nhanh chóng và chính xác hơn gấp nhiều lần so với phương cách đánh giá trước kia. Áp dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), 5G, Blockchain, Internet Vạn vật (Internet of Things), Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation) sẽ được doanh nghiệp chọn lọc, kết hợp để hổ. trợ lẫn nhau trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động chính xác và nhanh chóng nhất.
…
Ngoài các yêu cầu được nêu trên, thì sự minh bạch của doanh nghiệp là yếu tố cao nhất trong tất cả các yếu tố. Sự minh bạch của doanh nghiệp không chỉ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng và còn tạo sự ổn định, thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp. Sự minh bạch cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu ít tốn kém nhất.
Quy luật của kinh tế xã hội không bao giờ thoả mãn với tình trạng hoặc kết quả hiện tại; Quy luật này, tự nó, luôn luôn vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Doanh nghiệp bạn có đang vận động không, và theo chiều hướng nào?
LCT
(ngày 22 tháng 11 năm 2022)