Về quê hay đi về đâu? Rồi chuyện học hành của con cái, chuyện trị bệnh của bố mẹ già? Chưa biết sao. Và không chỉ một cái Tết buồn, dự báo quí 1, quí 2 năm tới còn buồn hơn? Những công ty xuất khẩu thì doanh nghiệp phải ngưng hoạt động vì hết đơn hàng còn các doanh nghiệp có sản phẩm bán nội địa thì kho nghẹt cứng mà hàng không bán được, cũng đành ngưng và xoay hết cách.
Một ông chủ của một công ty may có tiếng ở thành phố nói với tôi khi gặp ở đám tang mẹ một vị trong ban giám đốc: Thật đáng sợ, nhiều điều không ngờ, không hiểu được chị ơi. Mọi năm giờ này, các siêu thị và cửa hàng đã tăng mức nhập hàng từ 20 đến 50%. Năm nay họ dừng hẳn. Từ tháng 11 tới giờ, tụi tôi hoàn toàn không bán được gì hết. Tới nỗi tụi tôi hoang mang, không dám trông mong gì tháng Tết luôn.
Những con số vô hồn: Đã có 637.000 công nhân (của hơn 500 công ty ) bị mất việc và bị ảnh hưởng, trong đó 53.000 người mất việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố). Còn ở TP Hồ Chí Minh, khoảng 102.000 công nhân đã bị cắt giảm giờ làm và 6.000 người bị sa thải, theo Ban Chính sách và Pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động thành phố cho biết.
Những ngày gần Giáng Sinh, gần Tết, đến các doanh nghiệp khó khăn, chuẩn bị cho công nhân dừng việc, chúng tôi chỉ nghe những tiếng thở dài. Nghe tin “Có một cái APP vừa được Tổng Liên đoàn Lao động và ngân hàng BIDV xây dựng xong nhằm…giúp doanh nghiệp đóng công đoàn phí cho đúng hạn”, công nhân hỏi, sao chưa thấy xây cái App theo dõi tình hình hỗ trợ công nhân mất việc đang lây lất qua ngày ?
Hãy làm những cái APP ẤM ÁP giúp công nhân. Họ cần những cái “App ấm áp” thực sự, như như những cái ôm chia sẻ khó khăn nghĩa tình. Có bạn công nhân nghẹn ngào: Hồi phong tỏa dài ngày vì dịch, đã có lúc chúng tôi phải xin tiếp tế thực phẩm. Ở TP này, cả xã hội quan tâm cùng chăm lo. Nhà thờ, chùa chiền, các đoàn thể, từng tổ dân phố cho rau, cho gạo. Bây giờ không còn dịch, ai cho? Đàng nào cũng là khổ nhưng sự san sẻ cho nhau sẽ làm bớt khổ? Vỗ về nhau cũng bớt lạnh.
Và nhà nước phải coi chuyện công nhân mất việc là chuyện nặng nề đến đỗi bưng chén cơm trắng đủ đầy không thể quên công nhân đang đói lạnh. Tôi đọc những bản đề nghị rất nghiêm túc mà thấy những đề nghị đè nặng ngàn cân: Đề nghị Bộ Lao Động TBXH tư vấn cho chính phủ có những hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp. Và có những bản đề nghị còn cụ thể hơn: cần trợ cấp cụ thể cho công nhân VÌ LÝ DO KINH TẾ MÀ MẤT VIỆC. Doanh nghiệp có thể áp dụng khoản 3 điều 99 trong việc thỏa thuận với người lao động khi ngừng việc do hết hàng và Bộ quan tâm hơn việc thực hiện Luật Lao động và nghị định 145/2020. Và tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ phí thuê nhà (nhập cư) để họ có thể “bám trụ” và quay trở lại làm việc tại các khu công nghiệp…
Các Sở lao động, các trung tâm giói thiệu việc làm hãy chỉ cho DN mất việc biết các địa chỉ đang cần tuyển người, vì họ cứ chạy tìm thông tin như gà mắc tóc mà không biết cụ thể đâu là nơi đang cần người.
Nhà nước TW, các tỉnh thành, các cơ quan liên đoàn lao động và cả những tổ chức xã hội đừng chỉ nghĩ đến việc chăm lo Tết là xong vì tình trạng sẽ còn kèo dài đến những quí đầu năm 2023. …
Từ facebook Nguyễn Tấn Thọ
https://www.facebook.com/photo?fbid=897364904600664&set=pcb.897368674600287