Hiện nay, ở Việt Nam có một “phong trào” là nhảy cầu, nhảy lầu vì nhiều lý do. Bài viết của ông Mai Bá Kiếm, một người am hiểu nghệ thuật nhảy dù cung cấp thêm cho chúng ta một kiến thức “hữu ích”.
Nếu nhảy từ lầu bốn (4), với độ cao 12m – 15m thì bao lâu người nhảy chạm đất, vận tốc bao nhiêu?
Từ công thức S=1/2 gt2 (S: độ cao; g = 9,8m/s2 gia tốc trọng trường; t = thời gian), suy ra thời gian từ lúc té đến lúc chạm đất = căn bậc hai của 2S/g = 1 giây 56 (12m) hoặc 1 giây 71 (15m)
Nếu rơi từ 12 m, vận tốc chạm đất là 14,347m/s = 51,7km/h, nếu rơi từ 15m vận tốc là 61,7km/h, từ 44,1m (mất 3 giây) vận tốc 101,14km/s.
Nhảy lầu không trang bị động cơ nhưng sức hút của trái đất làm cho gia tốc rơi nhanh bằng gia tốc của xe đua F1. Người rơi từ tầng cao 44,1m xuống đất mất 3 giây, chạm đất với vận tốc 101km/h. Tương tự, xe F1 tăng tốc từ 0km/h đến 100km/h, mất 2,6 giây, chạy 37m.
Thành ra, té lầu là cách chết nhanh nhất và cảm giác mạnh nhất! Vì thế môn nhảy dù phải triệt tiêu “tính ưu việt” của gia tốc rơi tự do bằng vòm dù nhằm tăng lực cản không khí, cho người nhảy rơi chậm dần đến vận tốc đều, khoảng 5m/s = 18km/h.
Tuy nhiên, để đề phòng người nhảy dù “quíu” trong 3 giây ra khỏi máy bay, rơi tự do 45m mà quên giật dù, có một chốt lò xo (bằng cơ học, không có cảm biến gì cả) sẽ tự ngắt dây dứt đứt sau 3 giây, nếu người nhảy quên giật.
Nhảy dù thoát hiểm từ chiến đấu cơ rắc rối hơn. Để phóng cái ghế bằng sắt và phi công ra khỏi máy bay cần 2 họa tiễn có lực đẩy 10g -12g ở dưới ghế. Nghĩa là nó mạnh gấp 10-12 lần gia tốc trọng trường. Cho nên, trước khi kích hoạt ống phóng, phi công phải ngồi thẳng lưng dựa sát thành ghế, để bảo toàn cột sống (nếu ngồi khom lưng sẽ gãy gập cột sống).
Khi ghế bay lên độ cao tối đa, ghế nặng hơn sẽ rơi xuống trước, kéo sứt khóa đai an toàn và giật dây dứt đứt cho dù mồi lôi ra khỏi bao.
Từ lúc ghế phóng lên đỉnh đến khi phi công rơi (40m) kéo dù và bọc phải mất vài giây. Thành ra, với máy bay phản lực đời đầu như A.37, do lực phóng họa tiễn yếu, nếu máy bay đang chạy trên phi đạo mà động cơ sắp nổ, phi công cũng không được phóng lên, vì sẽ tiếp đất trước khi dù bọc. Với F.5, F.4, A.7, Mig 23 … phi công nhảy từ mặt đất vẫn tiếp đất an toàn.
P/S: có bạn hỏi hình như tôi có học nhảy dù ở CLB HK phía Nam (Sư đoàn 370 PKKQ). Đúng tôi học khóa 3 nhảy dù năm 2007, nhảy 15 lần từ máy bay.
MAI BÁ KIẾM
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2066796306845562&set=pcb.2066630930195433