Nước Anh có thủ tướng mới: Rishi Sunak

by TYTNT

Hôm thứ Hai, Rishi Sunak, cựu bộ trưởng tài chính của Boris Johnson, giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của Đảng Bảo thủ và sẽ trở thành thủ tướng Anh. Boris Johnson cũng từng nghiêm túc xét việc có nên giành lại chức vị thủ tướng, trước khi tuyên bố tối Chủ nhật rằng ông sẽ đứng ngoài cuộc đua.

Kể từ khi Liz Truss từ chức hôm thứ Năm, các nghị sĩ đảng Bảo thủ đã viện dẫn luật để bảo vệ quyết tâm dường như muốn duy trì quyền lực của đảng, bất chấp sự chống đối của các đảng đối lập và thậm chí một số người trong đảng cho rằng một cuộc bầu cử tại Anh hiện giờ là một điều cần phải làm về mặt đạo đức, nếu không phải là điều luật định.

Đảng Bảo thủ của Anh, đã trải qua việc hai thủ tướng từ chức kể từ tháng 12 năm 2019, không thể tiếp tục nắm chính quyền trong hai năm nữa mà không kêu gọi bầu cử, Laura Beers, bình luận gia của CNN, nhận định.

“Về mặt kỹ thuật, họ có thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ nên làm như vậy.” Bà viết.

Theo luật của Anh, miễn là một đảng có thể nắm đa số ghế ở nghị viện, thì đảng đó có thể tiếp tục cầm quyền trong tối đa 5 năm trước khi phải tổ chức bầu cử.

Và Đảng Bảo thủ, mặc dù đã gặp một loạt thất bại trong cuộc bầu cử gần đây, vẫn duy trì đa số nghị viện. Điều đó có nghĩa là cuộc bầu cử kế tiếp theo của Anh có thể đến tận tháng Giêng năm 2025 mới diễn ra.

Thay đổi lãnh đạo hai lần trong một nhiệm kỳ quốc hội mà không tham khảo ý kiến của cử tri Anh là điều nhiều người dân nước này đang cho là không nên làm. Điều này đặc biệt đúng khi, trong thời điểm chính trị hiện tại, đã có những sự đảo ngược đáng kể trong chính sách của đảng kể từ cuộc bầu cử trước đó.

Nước Anh đang phải đối mặt với lạm phát, lãi xuất tăng nhanh, và mức thâm hụt ngân sách đang được dự trù là sẽ rất lớn, có thể sẽ dẫn đến việc phải tăng thuế đáng kể, cắt giảm chi tiêu hoặc cả hai.

Những chính sách được đưa ra trong vài tháng tới sẽ ảnh hưởng đến nước Anh trong nhiều năm tới đây. Người Anh buộc phải được có tiếng nói về việc họ muốn giới lãnh đạo nên giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại như thế nào. Bằng cách phớt lờ điều đó, đảng Bảo Thủ sẽ có nguy cơ làm xói mòn thêm niềm tin vào tiến trình dân chủ của Anh, ở vào lúc nền dân chủ trên toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng. Laura Beers viết.

Bà cho rằng Người Anh buộc phải có tiếng nói về việc giới lãnh đạo nên giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại như thế nào.

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights