Thầy giáo làng, kỳ 35

by Tim Bui
Thầy giáo làng, kỳ 36

NGUYỄN TRỌNG HIỀN

Trong khi cha mẹ và em gái đang bàn chuyện cưới xin, Chí đã nói chuyện rất lâu với Đại Úy Duẩn chỉ huy đội lính bảo vệ Chí. Vì chàng chưa bao giờ được huấn luyện quân sự, chàng muốn viên đại úy hiểu rằng mọi vấn đề an ninh nằm trong tay hắn.

Chí đã kinh ngạc trước những gì chàng nhìn thấy. Tất cả các người lính đều ở trong tình trạng say sưa khác nhau. Những người tỉnh táo hơn mỉm cười với anh một cách ngu ngơ, những người còn lại thì ngáy to và căn phòng nơi họ ngủ nồng nặc mùi rượu. Kết quả là không có lính canh nào được bố trí ở bất cứ đâu. Mặt của bản thân đại úy cũng đỏ như mọi người, và vị sĩ quan chỉ huy đã chiến đấu một cách vô hiệu để chứng tỏ rằng hắn vẫn kiểm soát được cả cá nhân lẫn lính tráng của mình.

Chí tự hứa sẽ cử binh lính đứng canh gác, nhưng ai cũng có thể nhìn thấy rằng không có anh lính nào đủ điều kiện để làm nhiệm vụ đó. May mắn thay, quan tuần phủ nghĩ, tất cả mọi người đang an toàn ở trong khuôn viên nhà ông Xã Trưởng, và được bảo vệ bởi những bức tường bao quanh nhà, ngay trung tâm của một ngôi làng yên bình chưa từng chứng kiến chiến tranh trong suốt cuộc đời của chàng.

Vài ngày nữa, họ sẽ di chuyển đến thủ phủ của tỉnh, và ngay sau đó, theo lệnh của nhà Vua, Chí sẽ bắt đầu một chiến dịch mới chống lại tàn dư của quân Cờ Đen.

Liệu Chí, con người chỉ biết đọc sách, có thể cầm đầu một đoàn quân chống lại bọn thổ phỉ được không? Chí biết sẽ có một đội quân hoàng gia khác biệt cũng đang tiến về tỉnh lỵ và sẽ được đặt dưới quyền của chàng. Như vậy chàng sẽ chỉ huy một lực lượng tổng hợp khá lớn. Đó là khía cạnh an ủi duy nhất của tình thế đầy thử thách mà nhà Vua đã giao cho Chí giải quyết khi bổ nhiệm chàng làm tuần phủ. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều yếu tố không lường trước được, và cảm giác phấn khởi sau khi thi đỗ đã nhường chỗ cho những nỗi lo và sự thiếu tự tin ngày càng gia tăng của vị tiến sĩ tân khoa.

Buổi chiều hôm đó, Chí đã trải qua một cuộc gặp gỡ đầy thất vọng khác. Chàng cần một Gia Cát Lượng để cố vấn cho mình, và người bạn học cũ Tâm có nhiều đức tính tốt, kể cả trí thông minh và sự học hỏi uyên bác, của cố vấn huyền thoại cho Lưu Bị trong truyện Tam Quốc Chí.

Sau khi nhìn thấy anh thầy giáo làng trong đám đông đón rước mình, Chí đã mời thầy Tâm đến nhà mình. Lưu Bị đã ba lần đi tìm Gia Cát Lượng trước khi được cho phép gặp. Nhưng đối với Chí thì khác. Dù thừa nhận Tâm là người học rộng, được kính trọng, nhưng Chí đã biết Tâm từ nhiều năm, và không có lý do gì để một quan tuần phủ được triều đình bổ nhiệm lại phải đi van lơn một thầy giáo làng đã bị thất sủng trong kỳ thi tại kinh đô.

Đối thủ cũ của Chí đến không kèn không trống trong chiếc áo dài sờn cũ và không đội mũ. Ngồi trước mặt Tâm, Chí đã tỏ ra khiêm tốn, thừa nhận rằng chỉ cần một cái quệt nhẹ là anh thầy giáo làng có thể đã ngồi vào chỗ của mình trong đám rước hôm đó. Tâm không tỏ ra phản ứng gì mà chỉ ngồi đó đợi Chí bày tỏ mục đích thực sự của chuyến viếng thăm.

Chí đề nghị Tâm làm phó cho quan Tuần Phủ và mô tả một cách vô vọng rằng người bạn học cũ của Chí sẽ được hưởng lợi như thế nào với chức vụ đó. Một người nào khác chắc đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội phục vụ để nhận được không những lương bổng chính thức mà còn được cơ hội tích lũy tài sản cá nhân với những lợi ích phụ bắt nguồn từ một vị trí có ảnh hưởng như vậy trong tỉnh.

Thầy Tâm ngồi thẳng lưng lắng nghe mà không phản ứng để rồi cuối cùng thẳng thắn từ chối lời đề nghị của Chí.

Chí bực tức hỏi: “Ít nhất hãy nói cho tôi biết tại sao anh không muốn nhận chức ấy.”

“Tôi không muốn rời bỏ nơi này và để trường làng không có thầy giáo. Đây là nơi cha tôi đã dạy dỗ bao thế hệ trẻ em trong làng. Tôi muốn tiếp nối di sản của cha tôi.”

“Thiếu gì người khác muốn làm thầy giáo tại làng này,” Chí vặn lại, cao giọng và xua tay bực bội. “Làng của mình không nghèo đến thế và có thể thu hút một cách dễ dàng những giáo viên giỏi nhất về đây. Bây giờ anh hãy cho tôi biết lý do thực sự là gì.”

“Một lý do khác là tôi không muốn trở thành quan chức và làm việc trong chính phủ.”

“Vậy tại sao anh lại đi thi?”

“Tôi xem kỳ thi vừa qua như một thử thách cá nhân. Tôi muốn tìm hiểu xem liệu tôi có thể sánh ngang với những học giả giỏi nhất trong nước hay không. Nhưng tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thất bại, và bây giờ tôi rất vui khi được dạy học trở lại, giúp các trẻ em học hỏi và trở thành những người lớn hoàn hảo hơn với một nền giáo dục vững vàng. Tôi cám ơn lời đề nghị của anh và chân thành chúc anh thành công trong chức vụ tuần phủ. Dân chúng cần một ông quan giúp đỡ họ và không trở thành gánh nặng cho họ.”

Chí thắc mắc trước lời nhận xét cuối cùng đó. “Tất nhiên, đó là mục tiêu của một ông quan tốt, và tôi dự định sẽ thi hành nhiệm vụ của mình theo đúng tinh thần đó.”

“Vậy, có lẽ anh có thể bắt đầu bằng cách không bắt mọi người đóng góp cho bữa tiệc của mình.”

Nói xong Tâm đứng dậy.

“Anh nói cái gì vậy?” Chí vẫn ngồi nhưng ngả người ra sau và chỉ ngón tay run run về phía anh thầy giáo làng. “Ai đã bị buộc phải làm bất cứ điều gì? Đóng góp gì? Bạn đừng có tưởng rời khỏi nơi đây mà không nói cho tôi biết!”

“Xin ngài hãy hỏi cô em của ngài, nếu ngài thực sự muốn biết.”

Cuộc trò chuyện của đôi bên sau đó kết thúc. Sau khi Tâm ra về, Chí ngồi trên ghế của mình, tức giận vì không đưa ra được bất cứ luận cứ nào để chống lại lời buộc tội đầu tiên trong sự nghiệp mới của mình.

Cả ngày hôm đó, Chí không có cơ hội nói chuyện riêng với em gái. Trong bữa tiệc, chàng nhìn từng món ăn và chỉ miễn cưỡng gắp một miếng nhỏ trong đĩa gà luộc phủ hành xanh mà bà mẹ đặt trước mặt và mời chàng ăn.

Sau bữa tiệc, Chí được cha gọi lên nhà chính. Biết rằng em gái mình sẽ ở đó, Chí bước vào, háo hức muốn đi đến tận cùng của vấn đề mà Tâm nêu ra.

Ba người ngồi sẵn trên những cái ghế sơn mài khảm xà cừ, làm bằng cùng loại gỗ lim dùng để xây nhà. Như thường lệ, Xã Long và Kim Liên nói nhiều, trong khi mẹ chàng ít nói. Xã Long đi vào vấn đề ngay.

“Cha và mẹ con đã nghĩ đến việc tìm cho con một người vợ để khi con đi nhận chức vụ mới con sẽ có người ở bên cạnh trông nom con. Mẹ con đã chỉ lo chuyện đó từ khi tin nhận được tin con đã thi đỗ Tiến Sĩ. Nhưng…”

“Cha mẹ không phải lo cho con,” Chí ngắt lời cha, nhưng Xã Long không phải là người dễ nhường nhịn ai trong cuộc nói chuyện.

“Con hãy nghe đây. Bây giờ con là một người đàn ông trưởng thành với một cuộc chức vụ quan trọng và một tương lai sáng sủa. Mẹ của con đã nói chuyện với nhiều gia đình để xem những cô con gái của họ có xứng đáng làm bạn trăm năm với con hay không. Nhưng hôm nay em con nói với cha rằng con đã để mắt đến cô con gái nhà Cả Nguyên ở đầu làng bên kia. Con đã biết cô ấy từ lâu, ngay từ thuở con đi học tại trường làng. Điều đó có đúng không?”

Chí cau mày quay sang em gái.

“Kim Liên, ai nhờ em nhúng tay vào chuyện này?”

“Con không cần bận tâm điều đó,” Xã Long nhanh chóng bênh vực con gái. “Dù sao thì nó cũng là em của con và nó chỉ nghĩ đến những gì tốt cho con. Việc quan trọng là con phải cho cha mẹ biết Kim Liên nói có đúng hay không.”

“Con không biết,” quan Tuần Phủ trẻ tuổi trả lời một cách cộc cằn.

“Thế là nghĩa lý gì? Con thích cô ấy hay không? Chỉ có vậy thôi. Hay là em con chỉ thuật lại một tin đồn vô căn cứ? Cha mẹ có nên khởi sự những bước thích hợp và bắt đầu thu xếp mọi chuyện cần thiết hay không?”

Trong khi cô em gái chăm chú nhìn Chí trước khi trợn mắt và quay đi, Chí sửa soạn trả lời hàng loạt câu hỏi ném vào mình.

“Con không biết vì con chưa bao giờ nói chuyện này với cô ấy.”

“Và phải như vậy mới đúng. Con không thể đi gặp gỡ một cô gái và tự mình cầu hôn cô ấy. Hôn nhân phải tuân theo phong tục và truyền thống của mình. Cha mẹ sẽ phải thuê một bà mối, người đó sẽ đến gặp cha mẹ cô ấy để biết ngày và giờ sinh của cô ấy. Sau đó, mình sẽ tham khảo ý kiến ​​của một thầy tử vi để xem tuổi của hai người có hợp không. Nếu các vì sao thuận lợi, cha mẹ sẽ làm lễ chính thức thông báo với cha mẹ cô ấy lời cầu hôn. Rồi mình sẽ tổ chức một lễ khác để quyết định ngày tốt cho đám cưới, sau đó là một lễ khác để thông báo cho cha mẹ cô gái ngày đó. Cuối cùng là ngày cưới thực sự khi con đi đón cô dâu từ nhà cha mẹ cô ấy và đưa về nhà mình. Đó là thủ tục đã được áp dụng cho đám cưới của cha mẹ, và sẽ được áp dụng cho con và vợ tương lai của con. Các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi, sẽ có trách nhiệm về những vấn đề này để cho mọi chuyện được thực hiện theo đúng phong tục và truyền thống. Nếu cô đó là người con muốn lấy làm vợ, con chỉ cần nói cho cha mẹ biết là đủ.”

Chí nghĩ thầm: “Ta đây, một quan Tuần Phủ do nhà Vua bổ nhiệm, có quyền sinh tử trên cả vạn người. Nhưng cha ta không nghĩ rằng ta là một người trưởng thành có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình.”

Mẹ Chí, người vẫn duy trì sự im lặng thường lệ, cuối cùng cũng lên tiếng.

“Ông ơi, không phải con trai chúng ta không muốn theo truyền thống. Có lẽ anh ấy vẫn chưa chắc chắn về tình cảm của mình đối với cô đó, có phải vậy không? Tôi nghe nói cô bé xinh đẹp và xuất thân từ một gia đình nề nếp, nhưng liệu chúng ta có biết về tính tình và phẩm chất đạo đức của nàng không?”

Thấy anh im lặng, Kim Liên nhếch mép cười mỉa mai và trả lời thay cho Chí.

“Khi anh Chí nói rằng anh ấy không biết là thế này: anh ấy không chắc cô bé đó có thích mình hay không. Ngần ấy năm ở Hà Nội, xa quê hương, chàng đã từng nhớ nhung nàng, nhưng có lẽ tình yêu của chàng thuộc loại đơn phương không được đáp lại.”

Mặt của Chí bỗng tái đi, đủ chứng tỏ cho Kim Liên rằng nàng đã đoán không sai.

“Tại sao con lại trêu chọc anh mình như vậy?” bà mẹ mắng Kim Liên. Kể từ khi biết nói, Kim Liên đã có sở trường là làm xấu hổ và chọc tức anh mình bất cứ khi nào có một lời khiêu khích nhỏ nhất và ngay cả những lúc không có sự khiêu khích nào.

Xã Long cũng đỡ cho con trai mình.

“Vô lý! Ai lại không muốn kết hôn với anh của con, một học giả đủ điều kiện nhất, người mà nhà Vua đã ban cho một chức vụ thất quan trọng?

Tình yêu không liên quan gì đến chuyện hôn nhân. Trong trường hợp này, cha mẹ còn đi ngược lại truyền thống một ít vì đang hỏi ý kiến của anh con về cô đó. Đúng ra con cái chỉ cần đồng ý để cha mẹ chọn cho mình người vợ hay người chồng. Tuổi của chú rể và cô dâu, số của họ được tiết lộ theo tử vi, địa vị của gia đình hai bên, đạo đức của cô dâu và chú rể, tất cả những yếu tố này làm cho một cuộc hôn nhân thành công. Tình yêu không dẫn đến mà xuất phát từ hôn nhân.”

Sau khi hài lòng vì không thấy ai thách thức quan điểm của mình, Xã Long nói thêm.

“Chí, con dè dặt quá! Con chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của chức vụ của con, với toàn bộ quyền lực và ảnh hưởng của con. Khắp tỉnh có hàng trăm, hàng nghìn gia đình có con gái đến tuổi lấy chồng, và tất cả đang để ý đến con. Cô gái Cả Nguyên này có thể chưa biết con quan tâm đến cô ấy, nhưng để cha mẹ cho bà mối đến gặp cha mẹ cô ấy. Chẳng bao lâu nữa, con sẽ có người vợ mà con mơ ước, trong khi chị con đây sẽ có một người em dâu đặt dưới sự giám hộ của mình, phải không? Hay là ngược lại, vì là vợ của anh cả, nàng ta sẽ có địa vị cao hơn cô em chồng phải không? Ha, ha, ha!”“Cái đó thì để xem đã,” Kim Liên cười cùng với cha, nhưng cô nhớ lại cảnh tượng chiều hôm đó khi Thi không có vẻ gì là người dễ bị dọa nạt.

Trước cơn gió lốc những câu hỏi và những lời tuyên bố về triển vọng hôn nhân của mình, vị tiến sĩ tân khoa quên mất những gì anh ta định hỏi em gái. Chàng bước ra khỏi phòng để đi nằm gục xuống giường. Chàng ngủ không ngon, trằn trọc và cựa quậy suốt đêm. Chiếc giường bằng gỗ lim không phát ra tiếng động nào.

(Còn tiếp)

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights