LÊ CÔNG TRỨ
Năm 2021 giá trị mua sắm trung bình qua hệ thống Thương mại Điện tử – tính theo dollar Mỹ trên mỗi người – như sau:
-Thailand $151/ người/ năm
-Hàn Quốc $1.780/ người/ năm
-Việt Nam $82/ người/ năm
Kết quả: (i) Thailand hơn Việt Nam 184%; (ii) Hàn Quốc hơn Việt Nam 2.170%.
…
Nếu so sánh tỉ lệ phần trăm người sử dụng Tiếng Việt và người sử dụng Tiếng Anh nói về Thương mại Điện tử/ E-Commerce chúng ta sẽ có kết quả như sau:
Tỉ lệ chênh lệch: 9,25%.
-Cứ 100 người sử dụng Tiếng Việt, có 80,37 người nói đến Thương mại Điện tử.
-Cứ 100 người sử dụng Tiếng Anh, có 89,62 người nói đến E-Commerce.
…
Từ hai kết quả so sánh trên, chúng ta có thể kết luận rằng: chúng ta nói về Thương mại Điện tử ít hơn Thế giới 9,25%; Nhưng chúng ta làm Thương mại Điện tử thua Thailand 1,84 lần và thua Hà Quốc 21,7 lần.
Nói một cách khác: chúng ta nói quá nhiều về Thương mại Điện tử, nhưng chúng ta làm quá ít!
Có thể chúng ta chưa thật hiểu về Thương mại Điện tử?
…
Cơ sở dữ liệu: Nếu lấy 5 hoặc 10 trang web Thương mại Điện tử có doanh số đầu bảng ở Việt Nam, chúng ta sẽ nhận biết được Cơ sở dữ liệu của các web này do ai làm chủ, do ai quản lý. Nếu như tỉ lệ trang web Thương mại Điện tử do chính người Việt làm chủ ít hơn số trang web do người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài; thì chúng ta đã thua trên sân nhà. Hay nói một cách khác: chúng ta đã đánh mất thị trường của chúng ta.
Hàng hoá: Dưới góc độ quản lý, chúng ta có bao giờ xem xét, phân loại chủng loại, nguồn gốc/ xuất xứ hàng hoá được bán trên sàn Thương mại Điện tử của Việt Nam? Tỉ lệ phần trâm hàng hoá chính gốc Việt Nam và hàng nhập cảng như thế nào?
Dịch vụ logistics: Chúng ta có xem xét cặn kẽ và tổ chức khoa học công việc giao nhận, kho bãi, vận chuyển? Dịch vụ logistics được quản lý cơ học hay tin học? Chủ sở hữu của phần mền quản lý logistics là chủ thể nào?
Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán trong giao dịch Thương mại Điện tử là huyết mạch nền kinh tế số. Nếu chúng ta không xây dựng được Phương thức thanh toán của riêng mình (Việt Nam), thì chúng ta sẽ mãi mãi bị thao túng bởi Chủ thể nắm/ sở hữu Phương thức thanh toán. Bên cạnh đó, Phương thức thanh toán còn gắn liền với an toàn mạng (Cyber Seccurity) không chỉ của web Thương mại Điện tử mà còn liên quan đến hệ thống ngân hàng và nhiều có sở quan trọng khác.
Nền tảng căn bản của Thương mại Điện tử là: (i) Cơ sở dữ liệu; (ii) Hàng hoá; (iii) Dịch vụ logistics; (iv) Phương tiện thanh toán; và nhiều yếu tố khác. Trước mắt, chúng ta thử xem xét và đánh giá qua 4 nền tảng căn bản vừa được nêu trên, như sau:
Nói tóm lại: Thương mại Điện tử nghe qua, tưởng rất đơn giản; Nhưng thực tế không phải thế!
Thương mại Điện tử thật sự là một phần nền Kinh tế Kỹ thuật số (Digital Economy); Nó bao gồm việc sử dụng Công nghệ Thông tin để tạo lập và thích ứng cho công việc đưa hàng hoá và dịch vụ đến với thị trường hoặc đến với người tiêu dùng; Nó bao hàm rất nhiều yếu tố, như: Ngân hàng Kỹ thuật số (Digital Bank) , Giáo dục ảo (Vỉtual Education), Truyền thông (Media), Thông tin liên lạc (Communications), Công nghệ Thông tin (Information Technology) …
Đầu tư cho hệ thống Thương mại Điện tử đòi hỏi phải có kế hoạch thật rộng và thật sâu, xuyên suốt và liên tục trong một quá trình lâu dài. Mặc khác, đầu tư cho Thương mại Điện tử phải tạo lập ra hướng đi mới, sản phẩm mới, xây dựng sự khác biệt mà người bán và người mua đều chấp nhận.